Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Làm gì khi làn da bị kích thích, ngứa, nổi mẩn, đỏ, rát...???

Tháng này, Snowly Beauty đã tư vấn cho 5 khách hàng với các triệu chứng da bị nổi mẩn đó, ngứa, rát... Hầu hết khách hàng đều kêu ca : da chị/em là da nhạy cảm, da khô lắm. Tuy nhiên, sau khi thực hiện một số câu hỏi để test thì chẳng có khách hàng nào có làn da nhạy cảm bẩm sinh cả, thậm chí nhiều bạn là da hỗn hợp thiên dầu cũng trở nên rất khô. Nguyên nhân phần lớn đều do chăm sóc da không đúng cách. Bài viết này nhằm chia sẻ với các bạn nguyên nhân cũng như cách xử lý các triệu chứng trên nhé!

Hình ảnh có liên quan




Đầu tiên, các bạn cần phân biệt da nhạy cảm bẩm sinh và làn da trở nên nhạy cảm do cách chăm sóc. Dù triệu chứng, biểu hiện trên da và phương pháp điều trị khá giống nhau nhưng thời gian điều trị có thể rất khác nhau. Làn da nhạy cảm bẩm sinh cũng giống như da dầu, da khô...thường do di truyền hoặc mã gen của bạn qui định. Đến nay, khoa học vẫn chưa có sự lý giải thống nhất về nguyên nhân của nó. Có thể gọi đó là sự khiếm khuyết chức năng rào cản bẩm sinh. Mỹ phẩm có thể giúp bạn kiểm soát một phần hoặc toàn bộ triệu chứng nhưng không thể can thiệp vào di truyền và mã gen của bạn. Và tin buồn là bạn sẽ phải chung sống với nó.  Tuy nhiên, làn da nhạy cảm do các yếu tố khách quan như chăm sóc da không đúng cách thì may mắn hơn, bạn chỉ cần loại bỏ các nguyên nhân và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp thì làn da bạn sẽ khỏe mạnh trở lại.

1. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính của tất cả các triệu chứng ngứa, nổi mẩn, đỏ, rát... là do da khô, thiếu lipid (chất béo, dầu). Chức năng rào cản của lớp sừng (Stratum Corneum) là sự liên kết đan xen chặt chẽ giữa protein và lipid. Có thể ví von để các bạn dễ hình dung như sau, nếu như các tế bào của lớp biểu bì da là được xem là gạch thì lipid được xem là vữa để làm chất keo trám đầy kẽ hỡ của các viên gạch. Ở làn da khỏe mạnh, kết cấu gạch và vữa được sắp xếp rất ngay ngắn theo một trật tự nhất định, không có vết nứt hay các kẽ hở.


Kết quả hình ảnh cho sensitive skin cell lipid barrier sensitive skin
Lớp sừng của da giống như liên kết giữa gạch và vữa để duy trì hàng rảo bảo vệ da khỏe mạnh.
Tuy nhiên, khi lớp vữa lipid bị thiếu hụt thì các tế bào “gạch” bị xộc xệnh tạo ra những khoảng hở của lớp biểu bì và da bạn sẽ xốp hơn, nước dưới da bị rò rỉ, bốc hơi ra ngoài và những thứ không mong muốn bên ngoài (chất gây kích ứng và vi khuẩn) sẽ dễ dàng xâm nhập. Khi đó, tình trạng viêm sẽ xuất hiện với triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa, bề mặt da khô, thô ráp hơn, có thể bị bong tróc (phể, nẻ)...

2. Các yếu tố làm làn da bạn trở nên khô, thiếu lipid:

1. Cồn trong mỹ phẩm -Alcohol:

Khi trong danh sách thành phần, cồn nằm ở một trong những vị trí đầu tiên các bạn nên tránh xa. Cồn làm nước dưới da bốc hơi, lấy đi dầu, bã nhờn (lipid) trên da và từ từ làn da của bạn sẽ trở nên khô hơn. Triệu chứng này không đến ngay lập tức mà sẽ xuất hiện sau vài tháng sử dụng. Rất tiếc cồn mang lại một một chất kem đẹp giúp sản phẩm thẩm thấu tốt, thông thoáng khi bôi lên da nên các công ty mỹ phẩm rất thích cồn để chiều lòng khách hàng. Thương hiệu càng cao cấp lại càng không thể thiếu cồn, từ cồn khô cho đến cồn hữu cơ. Vì vậy, khi nào các bạn bôi một sản phẩm thấy nó như đang tan, chìm vào da nhanh, cảm giác cực phê thì khoan vội thốt lên: "Đúng là hàng cao cấp có khác...", thực tế không đẹp như bạn tưởng.

Hình ảnh có liên quan
Sản phẩm này cồn nằm ở vị trí thứ hai trong list thành phần.

2. Các chất làm sạch trong công thức sữa rửa mặt:

Rất tiếc là nhiều khách hàng dùng sai sữa rửa mặt, những chất tẩy rửa với công thức xà phòng hóa (soap based cleanser) hoặc sử dung chất hoạt động bề mặt (soap free cleanser) với tỷ lệ cao là thủ phạm làm khô da bạn. Cũng như như cồn, các công thức sữa rửa mặt này làm người tiêu dùng rất thích vì rửa rất sạch, cảm giác rửa xong da sáng nhưng đồng thời sẽ căng hơn vì lấy đi lớp dầu rất cần thiết để bảo vệ da. Hậu quả của sữa rửa mặt này bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy ngay hoặc từ từ phụ thuộc vào làn da bạn và các yếu tố khách quan như thời tiết, độ ẩm, các sản phẩm chăm sóc khác... Tóm lại, nếu các bạn nhìn thấy những thành phần này trong chai sữa rửa mặt thì hãy tránh xa: potassium laurate, potassium myristate, potassium palmitate, potassium stearate, đây là công thức của sữa rửa mặt soap based cleaner. 

Chanel Le Blanc Intense Brightening Bọt Cleanser Thành phần
Một thương hiệu cao cấp với công thức "soap based cleanser"

Ngoài ra, khi nhìn thấy sodium lauryl sulfate (SLS) sodium laureth sulfate (SLES) đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 sau nước, khả năng tỷ lệ trong công thúc sẽ rất cao. SLS và SLES là dạng anionic trong công thức sữa rửa mặt soap free cleanser. Cũng rửa rất sạch nhưng cũng gây căng và khô da.

Danh sách thành phần có hại trên nhãn chai
Công thức làm sạch với "sodium laureth sulfate".
3. Mỹ phẩm có các thành phần như BHA, Vitamin A, thuốc uống điều trị mụn.

Đây là những thành phần tẩy tế bào chết, điều trị mụn, chống lão hóa và được sử dụng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, tác dụng phụ của những thành phần này là kiểm soát và giảm tiết dầu nên da sẽ khô hơn. Tốt nhất khi sử dụng những sản phẩm với thành phần này các bạn nên dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia thẩm mỹ. Có nhiều trường hợp, trong bộ mỹ phẩm đang dùng đã có BHA (là một thành phần tẩy tế bào chết với nồng độ cho phép tối đa 2% trong mỹ phẩm), lại được bạn bè cho, tặng thêm sản phẩm trong đó cũng có cả BHA. Sau một thời gian kết hợp vào qui trình với nồng độ cao, da trở nên nhạy cảm, khô, nổi mẩn, ngứa. Vì thế, bạn hãy tập thói quen để ý thành phần trong mỹ phẩm nhé.

Hình ảnh có liên quan
Một sản phẩm có 2% BHA (Acid Salicylic) của The Ordinary

4. Chất tẩy tế bào chết làm giảm dầu như đất sét, than hoạt tính.

Đây là những thành phần có đặc tính hút dầu nên cũng làm khô da. 

Kết quả hình ảnh cho đất sét than hoat tính đắp mặt
Các mặt nạ được quảng cáo làm sạch sâu, thải độc... cũng là thủ phạm làm khô da bạn.
5. Máy lạnh, điều hòa, thời tiết hanh khô mùa đông, tắm, rửa mặt bằng nước nóng cũng làm cho da bạn càng khô hơn.

Ngoài các các nguyên nhân khách quan trên còn có một nguyên nhân chủ quan khác, khi các bạn càng lớn tuổi, hooc môn nội tiết tố nữ suy giảm, da bạn ngày càng giảm tiết dầu, trở nên khô hơn. Vì vậy, một sản chăm sóc da bạn yêu thích ở tuổi 20 có thể không còn phù hợp khi bạn ngoài 35-40 tuổi.

3. Làm gì để sửa chữa chức năng rào cản yếu do thiếu hụt lipid

Điều đầu tiên là cố gắng loại bỏ những nguyên nhân trên trong chế độ chăm sóc da. Thực hiện việc chăm sóc da bằng những dòng mỹ phẩm đặc trị cho da nhạy cảm có những thành phần sau:

1. Những thành phần giảm tình trạng viêm, kích thích, làm dịu da như: Vitamin B3,Vitamin B5, yến mạch, dầu hoa anh thảo, chiết xuất hoa cúc, cam thảo, trà xanh...

2. Những thành phần giữ ẩm tốt, phục hồi, nuôi dưỡng chức năng rào cản như: Ceramide, Urea, Niacinamide... Và tất nhiên bạn đừng quên bổ sung cho da cái làn da bạn đang thiếu hụt là lipid bằng các loại dầu thực vật. Các loại dầu giàu các acid béo thiết yếu là thuốc bổ cho làn da yếu ớt của bạn.


Ceramide và Niacinamide (B3) là hai thành phần giữ ẩm, phục hồi da tuyệt vời của thương hiệu CeraVe

3, Những thành phần giúp hình thành một hàng rào bảo vệ da nhân tạo tránh sự xâm nhập (Occlusive ingredient) như: Petroleum, lanolin, beeswax... 

4. Dùng kem chống nắng: Tia UV, nhiệt từ mặt trời gia tăng sự kích thích và nhạy cảm của da. Vì vậy, bạn nên sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời. Kem chống nắng vật lý tốt hơn kem chống nắng hóa học. ZinO là thành phần chống nắng tuyệt vời vì đặc tính giảm viêm của nó. 

Snowly Beauty lưu ý với ban một điều quan trọng, các sản phẩm chăm sóc da đặc trị cho da nhạy cảm không phải là những thương hiệu nổi tiếng, đắt tiền mà bạn thường gặp trên thị trường. Các thương hiệu cho dòng da nhạy cảm thường được xây dựng và phát triển bởi các bác sĩ da liễu. Giới thiệu với các bạn một số cái tên thuộc dòng này:

Eucerin - Đức (thuộc tập đoàn Beiersdorf AG).
Pierre Fabre  - Pháp (Tập đoàn này sỡ hữu rất nhiều thương hiệu dành cho da nhạy cảm từ bình dân đến dòng cao cấp).
A-Derma (Thuộc tập đoàn Pierre Fabre -Pháp)
Avene (Thuộc tập đoàn Pierre Fabre -Pháp)
Klorane (Thuộc tập đoàn Pierre Fabre -Pháp)
Bioderma (Pháp)
La Roche Posay - Pháp (thuộc tập đoàn L'oreal).
Vichy - Pháp (thuộc tập đoàn L'oreal).
Atopalm (Hàn Quốc),
CeraVe (Thương hiệu Mỹ nhưng tập đoàn L'oreal (Pháp) mua lại năm 2017).
Simple Anh (thuộc tập đoàn Unilever).
Aveno - Mỹ (Thuộc tập đoàn Johnson and Johnson). 
First Aid Beauty - Mỹ (thuộc tập đoàn P&G).

Kết quả hình ảnh cho best brand skin care now eu for sensitive skin dermatologist
Sản phẩm của một số thương hiệu cho da nhạy cảm.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến nám, tàn nhang, gia tăng sắc tố, da lão hóa, mụn... đừng ngại liên lạc với Snowly Beauty nhé! Chúng tôi sẽ cung cấp một giải pháp phù hợp với tình trạng da hiện tại của bạn. Tất cả những gì bạn cần là trả lời một số câu hỏi theo mẫu và gửi về địa chỉ email: 

bkieu15@gmail.com hoặc bansacviet.beauty@gmail.com hoặc facebook: kieubang.diep nhé!

Snowly Beauty sẽ phản hồi cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Chúc các luôn giữ được làn da khỏe và đẹp.

Không có nhận xét nào: