Bài 1: Hệ thống phân chia loại da Fitzpatrick
Bài 2: Phương pháp điều trị bằng ánh sáng IPL và Laser
Bài 3 Hiệu quả và rủi ro khi điều trị với Laser và IPL
Bài này sẽ tập trung vào một số nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện laser điều trị nám nhằm giúp các bạn có thêm thông tin khi muốn tìm hiều và điều trị thiết bị y tế kỹ thuật cao này.
1. Tình trạng nám tái phát sau điều trị.
Tỷ lệ nám tái phát trong các nghiên cứu về laser rất cao từ 50-71%. Bạn lưu ý công nghệ laser chỉ là loại bỏ chứ không được xem là phương pháp chữa trị nám. Laser hoạt động theo nguyên lý loại bỏ các melanin đã hình thành từ các túi "Melanosome" nhưng hoàn toàn không chăn được quá trình kích hoạt, sản xuất tổng hợp melanin sắc tố của tế bào "Melanocyte". Hay nói cách khác, laser chỉ giải quyết được các triệu chứng chứ không xử lý được nguyên nhân nên không được xem phương pháp điều trị nám. Khi bạn thấy nám ở lớp biểu bì được loại bỏ nhưng sau vài tuần nám vẫn quay lại vì quá trình sản xuất melanin vẫn liên tục tiếp diễn. Các túi "Melanosome" đựng melanin lại tiếp tục vận chuyển chúng lên lớp biểu bì. Vì vậy, hiện tượng nám da nếu có thuyên giảm cũng sẽ tái phát trở lại sau vài tháng điều trị. Vì vậy, kết hợp với thuốc hoặc dược mỹ phẩm để chặn quá trình sản xuất melanin là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng nám tái phát. Thông thường, các thành phần kết hợp cùng liệu pháp laser khi điều trị nám là: Acid Ascorbic, Acid Azelaic, Hydroquinone, Mandelic Acid, Trannexamic, Retinoic...Ngoài ra, chống nắng và bảo vệ da nghiêm ngặt là yêu cầu bắt buộc trong điều trị laser cũng những mọi phác đồ điều trị nám.
2. Gia tăng sắc tố sau viêm (PIH).
Rủi ro do tia laser gây ra có thể kích thích tăng cường sản xuất melanin, làm tối da vùng da bị tổn thương. Các trường hợp lựa chon laser không phù hợp hoặc phân loại, đánh giá làn da của khách hàng không chuẩn xác, laser sẽ tạo ra hiện tượng viêm dẫn đến nám sẽ tăng đậm lên. Đây là hiện tượng rất phổ biến và là một thách thức trong điều tri nám. Các bệnh nhân Châu Á với là làn da tuýp III-IV luôn đối diện với nguy cơ này. Ngoài ra, các nguy cơ như bỏng, nhiễm trùng... đều có nguy cơ làm gia tăng sắc tố sau điều trị,
3.Rối loạn sắc tố:
Tia laser có thể phá vỡ cấu trúc của các tế bào dưới bề mặt da, nó cũng có khả năng gây tổn hại cho các tế bào sản xuất tạo ra sắc tố melanin. Khi tế bào sản xuất sắc tố bị hư hỏng sẽ gây ra tình trạng các vùng da tại khu vực đó bị giảm sắc tố. Kết quả là vùng da bị tổn thương sẽ sáng hơn vùng xung quanh tạo ra sự loang lổ vùng sáng, vùng tối trên da gọi là hiện tượng rối loạn sắc tố. Nguy cơ này ít gặp hơn và hiện khoa học vẫn chưa có sự giải thích thống nhất và rõ ràng về cơ chế rối loạn sắc tố da này.
Kết luận:
Và một điều quan trọng nhất mà Snowly Beauty luôn nhắc bạn không nên bỏ qua, đó là ai thực hiện liệu pháp laser sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của bạn.
Chúc các bạn tỉnh táo và may mắn khi tìm hiểu và thực hiện liệu trình điều trị nám với laser.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến nám, tàn nhang, gia tăng sắc tố, da lão hóa, mụn... đừng ngại liên lạc với Snowly Beauty nhé! Chúng tôi sẽ cung cấp một giải pháp phù hợp với tình trạng da hiện tại của bạn. Tất cả những gì bạn cần là trả lời một số câu hỏi theo mẫu và gửi về địa chỉ email:
bkieu15@gmail.com hoặc bansacviet.beauty@gmail.com hoặc facebook: kieubang.diep nhé!
Snowly Beauty sẽ phản hồi cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Nguồn tham khảo:
4. So sánh 3 phương pháp điều trị nám: thuốc bôi Kligman, phương pháp Laser C02 và Laser kết hợp cùng kem bôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét